Môn học Thực hành chế biến món Việt (Đầu bếp Việt) thuộc chương trình Trung cấp Nấu ăn và là mô đun thứ hai trong chương trình Trung cấp Nấu ăn Chất lượng cao.

Nội dung môn học Thực hành chế biến món Việt (Đầu bếp Việt)

Buổi 1:

1/ Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Định nghĩa ẩm thực, văn hóa ẩm thực. Những đặc điểm, sự khác biệt, tập quán của ẩm thực VN (đa vị, đa sắc, đa hương; ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Pháp đến ẩm thực VN…).

2/ Kỹ năng cắt tỉa, trang trí:

  • Cắt tỉa các mẫu nâng cao: Thiên nga từ cà chua; Hoa hồng từ cà chua; Hoa sen từ cà chua; Hoa ly từ cà rốt; Các loại hoa ớt; Cá heo từ bí đỏ
  • Phương pháp xếp hình và cách trang trí đĩa.

Buổi 2:

1/ Kỹ năng cắt, thái, rút xương các loại thịt:

  • Rút xương lươn, gà, vịt
  • Cắt thái, phi lê cá, gà

2/ Kỹ năng đóng gói, bảo quản các nguyên liệu (thịt, cá) đã sơ chế vào hộp để trữ đông

3/ Thực hành chế biến: Cá điêu hồng tái mù tạt, xương điêu hồng chiên giòn, gỏi gà xé phay, gỏi vịt

Buổi 3:

1/ Kỹ năng xóc chảo

  • Làm quen với kỹ thuật xóc chảo bằng các nguyên liệu: Cà rốt, củ cải trắng
  • Chiên cơm – sử dụng 2 dụng cụ vá múc + sạn xào để đảo cơm, chiên cơm
  • Xào mì (cầm chảo xóc chảo)
  • Xóc chảo tốc độ (xóc chảo tựa thành bếp khè với khối lượng lớn thực phẩm)

2/ Ứng dụng món: Mì xào rau củ, cơm chiên rau củ, chiên trứng, tráng trứng cắt sợi.

Buổi 4: Phương pháp chế biến các món xào

  • Thực hành chế biến các món: cơm chiên hải sản, cơm chiên gà xé cá mặn, cơm chiên thập cẩm (Dương Châu)

Buổi 5: Phương pháp chế biến các món xào: xào lăn, áp chảo

  • Thực hành chế biến các món: beefsteak, bò lúc lắc, bò né, lươn xào lăn

Buổi 6: Phương pháp chế biến các loại sốt xào

  • Thực hành chế biến: sốt ngọt, sốt chua ngọt, sốt ngọt cay, sốt chua ngọt cay
  • Ứng dụng sốt sào chế biến món: Lòng gà xào mướp (sốt ngọt), mì xào thập cẩm (sốt ngọt), sườn heo xào chua ngọt (sốt chua ngọt), mực xào kiểu Thái (sốt chua ngọt cay)

Buổi 7: Phương pháp muối, ngâm chua, muối chua

  • Chế biến các món: Cà pháo muối, hột vịt muối, dưa món, kim chi Việt Nam, dưa cải muối chua, tai heo ngâm chua, dưa leo muối xổi

Buổi 8: Phương pháp chế biến các món gỏi

  • Kỹ năng sơ chế, bảo quản các loại rau, củ, quả trong thùng đá hoặc tủ mát
  • Thực hành chế biến các món: gỏi bò bóp thấu, gỏi mực chua cay (thái), gỏi củ hủ dừa tôm thịt, gỏi ốc giác, nộm su hào ba chỉ rán

Buổi 9: Phương pháp chế biến các món lăn bột chiên

  • Kỹ năng chiên, kiểm tra nhiệt độ dầu
  • Thực hành chế biến các món: tôm lăn bột, mực chiên giòn, cá thác lác chiên cốm xanh, càng cua bách hoa

Buổi 10: Phương pháp chế biến các món chiên

  • Thực hành chế biến các món: cá tai tượng chiên xù, cá chẽm chiên sốt chanh dây, sườn heo chiên sốt cam, cánh gà chiên nước mắm

Buổi 11: Phương pháp chế biến các món cuốn

  • Thực hành chế biến các món: gỏi cuốn, bì cuốn, phở cuốn, cuốn diếp, chả giò truyền thống, nem cua bể

Buổi 12: Phương pháp chế biến, thực hành chế biến các món súp

  • Phương pháp chế biến nước dùng (nước dùng rau củ, xương gà…) và cách sử dụng cho các món súp
  • Thực hành chế biến các món: súp cua tuyết nhĩ, súp hải sản rong biển, súp cua gà nấm hương, súp măng tây cua

Buổi 13:

1/ Phương pháp xả đông nguyên liệu

2/ Phương pháp chế biến các món nướng than

  • Kỹ năng sử dụng than trong các món nướng
  • Thực hành chế biến các món: tôm nướng muối ớt, mực nướng sa tế, ốc bươu nướng tiêu xanh, sò lông nướng mỡ hành, cá nướng giấy bạc, hào nướng phô mai

3/ Phương pháp chế biến nước chấm ăn kèm

Buổi 14: Phương pháp và thực hành chế biến các món nướng

  • Thực hành chế biến các món: heo nướng xiên ngũ vị, bò nướng lụi, bò nướng lá lốt, sườn nướng mật ong, gà nướng

Buổi 15: Phương pháp và thực hành chế biến các món nướng

  • Thực hành chế biến các món: gà nướng Bản Đôn, gà nướng tiêu, gà nướng ống tre, vịt nướng giả cầy

Buổi 16: Phương pháp và thực hành chế biến các món quay chảo, khìa

  • Phương pháp chế biến các món quay chảo (sử dụng phương pháp ủ), món khìa
  • Thực hành chế biến các món: giò heo muối chiên giòn, gà quay chảo bánh bao, chim cút quay bơ, mũi heo khìa nước dừa

Buổi 17: Phương pháp chế biến các món hấp

  • Thực hành chế biến các món: dồi trường hấp hành, mực hấp gừng, ốc bươu nhồi thịt hấp gừng, cá lóc hấp bầu

Buổi 18: Phương pháp chế biến các món chưng, om, um

  • Thực hành chế biến các món: cá chưng tương hột, cá chép om dưa, ốc bươu om chuối đậu, ếch um muối hột

Buổi 19: Phương pháp chế biến các món rang, cháy

  • Thực hành chế biến các món: cua rang me, tôm rang muối tuyết, tim cật cháy tỏi, gà rang lá chanh

Buổi 20: Phương pháp chế biến các món hầm, tiềm

  • Kỹ năng hầm (Rau củ và xương gà)
  • Thực hành chế biến các món: cà ri gà, bò nấu lagu, bao tử hầm tiêu

Buổi 21: Phương pháp chế biến các món hầm, tiềm (tiếp)

  • Thực hành chế biến các món: gà tiềm ớt hiểm, vịt nấu chao, sườn nấu khoai sọ, bò hầm sa tế

Buổi 22: Phương pháp chế biến món cháo và nhúng

  • Thực hành chế biến các món: cháo hào, cháo cá lóc miền tây
  • Thực hành chế biến các món: trâu (bò) nhúng mẻ, nhúng giấm; hải sản nhúng ớt

Buổi 23: Phương pháp chế biến các món lẩu

  • Thực hành chế biến các món: lẩu hải sản chua cay, lẩu đầu cá măng chua, lẩu cá điêu hồng nấu riêu

Buổi 24: Phương pháp chế biến các món lẩu

  • Thực hành chế biến các món: lẩu hải sản chua cay, lẩu đầu cá măng chua, lẩu cá điêu hồng nấu riêu

Học phí của mô đun trong chương trình Trung cấp Nấu ăn Chất lượng cao: 7.000.000 VNĐ

Thực hành chế biến món Việt (Đầu bếp Việt) là mô đun thứ hai trong tổng số 7 mô đun của chương trình Trung cấp Nấu ăn Chất lượng cao. Đối với chương trình này, các bạn sinh viên có thể tích lũy dần các mô đun để hoàn thành bằng Trung cấp Nấu ăn. Các mô đun tiếp theo gồm có: